Phong tục -đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” đã được lưu truyền từ rất l-u đời trong văn hóa của người Việt, gửi gắm vào đấy những mong cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn, xua tan mọi điều xui xẻo và rước may mắn tài lộc vào nhà.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng ở nước ta, cũng là khoảng thời gian gắn liền với rất nhiều lễ nghi, phong tục đã được d-n gian giữ gìn và lưu truyền từ đời này qua đời khác với hy vọng đem lại vận may và một cuộc sống thịnh vượng cho gia đình. Trong đó phải kể đến phong tục -đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” mang nhiều ý nghĩa truyền thống và tốt đẹp.
Theo quan niệm lưu truyền trong d-n gian, muối có vị mặn tượng trưng cho sự đậm đà, tình cảm gia đình hòa thuận, giúp gắn kết hơn các mối quan hệ làm ăn đồng thời đẩy lùi tà khí, đem đến may mắn cho gia chủ và người th-n.
Hơn nữa, m-m cúng của người Việt không thể thiếu gạo và muối. Cũng giống như vai trò quan trọng của gạo trong đời sống hàng ngày của chúng ta, muối là thứ gia vị có ở hầu như mọi gian bếp, cũng là biểu tượng cho sự no đủ.
Với quan niệm và niềm tin như trên, nhiều người tìm mua những túi muối nhỏ về để lấy may sau khi vừa đón giao thừa hoặc vào ngày đầu tiên của năm mới. Những người bán muối cũng rất tinh ý và hiểu được mong muốn của người mua, những bát đong muối sẽ thường được đong rất đầy và có ngọn chứ không gạt ngang, ngụ ý về một sự đủ đầy, sung túc, trọn vẹn.
Sau khi mua muối và đem về nhà, người ta thường chia thành nhiều phần để bỏ vào các túi nhỏ hoặc các bao lì xì và cất đặt ở nhiều nơi trong ngôi nhà. Những người làm ăn buôn bán cũng thường để một túi muối nhỏ ở quầy hàng với mục đích cầu buôn may bán đắt. Những người sắp phải di chuyển xa cũng bỏ vào hành trang một ít muối để chuyến hành trình được thuận buồm xuôi gió.
Những ngày trước đêm giao thừa, nhất là sau khi cúng tiễn ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp, người ta thường mua vôi sơn quét lại nhà cửa với ngụ ý xóa tan đi những u ám, những điều không may của năm cũ và mong ước một năm mới với một khởi đầu mới tươi sáng và tốt đẹp hơn. Nếu không có ý định làm mới lại nhà cửa, một ít vôi để trong nhà cũng là cách tốt để khu trừ tà khí và xua tan những ô uế ảnh hưởng đến vượng khí của gia chủ và người th-n trong gia đình.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" còn là c-u ngụ ý cha mẹ muốn con cái mua "muối mặn" để ăn uống tiết kiệm, dành tiền cuối năm mua vôi tậu nhà.
Ngoài tục mua muối mua vôi, nhiều người có quan niệm mới mẻ hơn sẽ lựa chọn -đầu năm mua muối, cuối năm mua vàng”. Bởi theo nếp nghĩ của d-n gian, mua vàng đầu năm mới sẽ khiến cho những xui xẻo đến với gia đình. Thay vào đó, người d-n chọn mua vàng vào dịp cuối năm để cầu may, cũng như coi đó là tài sản để dành sau một năm làm việc chăm chỉ.
Tóm lại, "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" hay -đầu năm mua muối, cuối năm mua vàng” đều là nét đẹp văn hóa có truyền thống l-u đời của người Việt Nam.
Link nội dung: https://lichtot.edu.vn/dau-nam-mua-muoi-cuoi-nam-mua-gi-a36063.html