Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa cho con, nghe vô lý nhưng thực tế nhiều bà mẹ sau sinh đang gặp phải tình trạng này. Vậy nguyên nhân tại sao sữa ít mà vẫn chảy ướt áo và làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đều gặp tình trạng sữa chảy ướt áo, trong dân gian gọi là “xuống sữa”. Sau khi sinh, mẹ sẽ thấy hiện tượng rỉ sữa ở núm vú dưới dạng nhỏ giọt hoặc tia phun mạnh.
Điều này có thể xảy ra khi mẹ cho trẻ bú ở một bên và bên kia rỉ sữa, nhiều khả năng xảy ra vào buổi sáng (1) (khi nguồn sữa ở mức cao nhất) hoặc cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào ngay cả khi trẻ không bú. Mẹ hãy yên tâm, đây là tình trạng khá phổ biến và hoàn toàn bình thường.
Ngực chảy sữa là một dấu hiệu cho thấy bầu ngực mẹ đang tiết sữa, hay nói cách khác là các hormone giữ vai trò trong quá trình tạo tiết sữa là prolactin và oxytocin đang thực hiện công việc của mình (2). Tình trạng rỉ sữa có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, thậm chí trong nhiều tháng. Một số mẹ chỉ bị rỉ sữa trong những tuần đầu, trong khi những bà mẹ khác bị rỉ sữa cho đến khi trẻ cai sữa.
Đôi khi một số phụ nữ nhận thấy núm vú tiết dịch như sữa khi mang thai, điều này cũng hoàn toàn bình thường. Khi mang thai, bầu ngực của mẹ có thể bắt đầu sản xuất sữa từ vài tuần đến vài tháng trước khi mẹ sinh con. Nếu mẹ thấy núm vú rỉ dịch như sữa đó là sữa non, loại sữa đầu tiên mà bầu ngực mẹ tiết ra để chuẩn bị cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu tiên sau sinh. (3)
BS.CKI Huỳnh Ngọc Thu Trà, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ, nếu cảm thấy tình trạng rỉ sữa gây khó chịu, mẹ có thể đặt thử khăn giấy hoặc miếng thấm sữa vào bên trong áo ngực để hút sữa. Tuy nhiên, nếu nhận thấy sữa chảy ra có lẫn máu trong đó, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm nguyên nhân và có giải pháp kịp thời.
Có thể là như vậy. Rỉ sữa thường gặp ở những mẹ sau sinh có nguồn sữa dư thừa, nhiều sữa đến mức tràn ra ngoài. Hoặc tình trạng này xảy ra khi có phản xạ xuống sữa.
Trong những tuần đầu tiên sau sinh và cho con bú, cơ thể mẹ đang dần điều chỉnh phản xạ xuống sữa để đáp ứng lại với cảm giác khi cho trẻ bú. Đến khi phản xạ của mẹ điều chỉnh theo sự kích thích của trẻ khi ti mẹ, một số kích thích như khi mẹ nghe tiếng trẻ khóc, mẹ nghĩ về trẻ hoặc ngửi hơi trẻ cũng có thể kích hoạt phản xạ xuống sữa của mẹ và gây rỉ sữa.
Nghĩa là những kích thích đó sẽ thúc đẩy cơ thể mẹ giải phóng hormone oxytocin. Loại hormone này làm cho các thùy tạo sữa của ngực mẹ co lại và đẩy sữa về phía núm vú. Nếu trẻ không bú vào thời điểm đó, sữa có thể rò rỉ từng giọt hoặc thậm chí phun thành dòng.
Hormone oxytocin cũng có thể hoạt động mạnh mẽ khi đạt cực khoái, do đó bầu ngực của mẹ cũng có thể bị rỉ sữa từng giọt hoặc chảy thành dòng khi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mẹ bị chảy sữa ướt áo nhưng không đủ sữa cho trẻ bú hay vắt sữa không ra.
Tình trạng vú tiết nhiều sữa, sữa chảy ướt áo đôi khi là dấu hiệu báo hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Phổ biến nhất là do khối u lành tính (không phải ung thư) nằm trên tuyến yên. Khối u này khiến cơ thể mẹ sản sinh nhiều hormone prolactin - một trong những hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa sau khi sinh con. (4)
Prolactin dư thừa đánh lừa cơ thể mẹ tạo tiết sữa, đó là lý do khiến mẹ bị rỉ sữa hoặc chảy sữa từ núm vú.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác, có thể kể đến như:
Khi cơ thể mẹ tăng tiết sữa, bầu ngực sẽ có hiện tượng căng lên. Nếu mẹ không cho trẻ bú thường xuyên hoặc hút sữa ra ngoài trước khi bầu ngực quá căng tức sẽ ảnh hưởng đến cơ chế tạo tiết sữa.
Lúc này các tia sữa trong ngực bị chèn ép nhỏ lại so với kích thước bình thường, nếu sử dụng máy hút sữa với lực hút mạnh sẽ khiến đường kính ống dẫn sữa càng bị thu hẹp lại. Dòng sữa trong các tia sữa bị thay đổi liên tục sẽ không thể tạo ra dòng chảy liên tục, nên mẹ sẽ không thể hút sữa ra ngoài. Đó chính là lý do mẹ thấy chảy sữa ướt áo nhưng vẫn ít sữa, không đủ sữa cho trẻ bú.
Chưa kể đến, một số mẹ không biết cách sử dụng máy hút sữa đúng cách. Việc hút sữa phụ thuộc rất nhiều vào size phễu hút sữa. Nếu mẹ dùng sai size phễu, phễu chèn vào ống dẫn sữa sẽ chặn và làm tắc nghẽn dòng sữa. Khi đó việc hút sữa ra ngoài cũng trở nên khó khăn hơn.
Để ngăn ngừa sữa chảy ướt áo, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Sữa ít mà vẫn chảy ướt áo gây lãng phí nguồn sữa mẹ bổ dưỡng, trẻ không nhận được các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ để tăng trưởng và phát triển về cả thể chất lẫn trí não. Khi không đủ sữa cho con, tâm lý mẹ trở nên lo lắng và căng thẳng hơn, dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh.
Bác sĩ Thu Trà cho biết, tình trạng căng tức sữa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, điển hình và thường gặp nhất là viêm tuyến vú. Bệnh lý này khiến các mô vú bị viêm do sữa bị tắc nghẽn và mắc kẹt trong các tuyến vú. Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, mẹ có nguy cơ bị tụ mủ trong các ống dẫn sữa.
Có thể bạn quan tâm: Sữa mẹ ít dần phải làm sao?
Do đó, khi gặp tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn giải pháp can thiệp kịp thời, vừa đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho trẻ, vừa phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tuyến vú do căng tức sữa.
Để không rơi vào tình trạng bị ít sữa sau sinh, mẹ cần chủ động tìm hiểu và trang bị kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi mang thai. Củng cố niềm tin rằng bản thân có đủ sữa cho con, tránh căng thẳng hoặc stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến cơ chế tạo tiết sữa.
Mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên và đúng cách, bú đều cả hai bên ngực. Luôn làm rỗng ngực sau mỗi cữ bú để thúc đẩy quá trình tạo sữa bằng cách vắt sữa hoặc hút sữa ra ngoài.
Ngoài ra, mẹ cần xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Nghỉ ngơi đầy đủ, tranh thủ những lúc trẻ ngủ để nghỉ ngơi. Chia sẻ cùng chồng và gia đình để được thấu hiểu, động viên và giúp đỡ việc chăm sóc trẻ.
Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết nguyên do vì sao sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa để có cách khắc phục kịp thời và hiệu quả, đảm bảo nguồn sữa mẹ bổ dưỡng cho trẻ. Chúc mẹ có hành trình nuôi con bằng sữa mẹ hạnh phúc và thành công!
Link nội dung: https://lichtot.edu.vn/mo-thay-cho-con-bu-sua-chay-a36636.html