Ngủ không sâu giấc là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng cần lưu ý

Ngủ không sâu giấc là tình trạng ngủ chập chờn, có thể có cảm giác giật mình khi ngủ, dễ thức…, có thể xảy ra với bất kỳ a. Vậy ngủ không sâu giấc là bệnh gì? Vì sao ngủ không sâu giấc?

ngủ không sâu giấc

Ngủ sâu giấc là gì?

Ngủ sâu hay ngủ sâu giấc là giai đoạn thứ ba của giấc ngủ Non-REM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh). Khi con người ngủ sâu, hoạt động điện trong não xuất hiện ở dạng sóng dài, chậm (còn gọi là sóng delta). Tần số của các sóng này dao động từ 0,5 - 2 Hz và phải chiếm tối thiểu 6 giây trong 30 giây mới được xem là ngủ sâu. Khi một người ngủ sâu, nhịp tim và hơi thở cũng sẽ chậm lại. Vậy ngủ không sâu giấc là bệnh gì và nguyên nhân ngủ không sâu giấc là do đâu?

Ngủ không sâu giấc là bệnh gì?

Ngủ không sâu giấc là tình trạng không thể đi vào giấc ngủ sâu, lúc này bạn có thể ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn với cảm giác mệt mỏi, không sảng khoái… Người ngủ không sâu giấc có thể ngủ trong trạng thái mơ, thường xuyên bị giật mình thức giấc…

triệu chứng ngủ không sâu giấc
Người ngủ không sâu giấc có thể thường xuyên giật mình thức giấc

Nguyên nhân ngủ không sâu giấc

Một số nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ khiến một người vào ban đêm ngủ không sâu giấc: (1)

1. Dùng nhiều caffeine

Hệ tiêu hóa cần khoảng 45 phút đến 1 tiếng để tiêu thụ hết caffeine. Tiếp đó, lượng caffeine sẽ ở trong cơ thể khoảng vài tiếng, điều này khiến cơ thể có trạng thái hưng phấn. Đây cũng là nguyên nhân ngủ không sâu giấc ở những người sử dụng caffeine vào buổi tối.

2. Dung nạp nhiều protein

Nếu bạn dùng khẩu phần chứa quá nhiều protein vào buổi tối sẽ khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa ngay cả trong lúc ngủ, điều này có thể dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc.

3. Tập thể dục quá gần giờ ngủ

Tập thể dục dù là việc làm cần thiết để giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, tập thể dục vào thời điểm không phù hợp, đặc biệt là quá gần giờ đi ngủ, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ bị kích thích, nhịp tim tăng lên, điều này có thể khiến bạn khó thư giãn và giấc ngủ không sâu.

4. Không gian ngủ nhiều ánh sáng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng kích thích não bộ hoạt động một cách tỉnh táo hơn. Vì vậy nếu không gian ngủ vào ban đêm có nhiều ánh sáng sẽ khiến não bộ bị kích thích, dẫn đến tình trạng ngủ mê man không sâu giấc.

5. Bị mất ngủ

Mất ngủ tức là tình trạng khó hoặc không thể ngủ được. Chứng mất ngủ kéo dài sẽ trở thành mất ngủ mạn tính, dẫn đến nhiều hệ lụy. Mất ngủ khi đã trở thành bệnh sẽ làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm, suy nhược cơ thể, làm suy giảm những chức năng liên quan và có thể gây ra một số bệnh lý trong cơ thể. Người bị ngủ không sâu giấc do bệnh mất ngủ cần sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và điều trị.

6. Chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một nhóm những rối loạn giấc ngủ, khi đó hơi thở liên tục chậm lại hoặc ngừng lại một cách bất thường, có thể khiến người bệnh ngủ không sâu giấc. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra do tắc nghẽn vật lý đường thở, có sự bất thường ở tín hiệu não hoặc kết hợp cả hai. Triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: nghẹt thở khi ngủ, ngáy, đau đầu vào buổi sáng, buồn ngủ vào ban ngày… Nếu không được chữa trị kịp thời, chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận…

7. Stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng, lo lắng có thể làm cản trở nhịp sinh học, dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, sự căng thẳng và lo lắng kéo dài còn có thể dẫn đến tình trạng thức trắng cả đêm. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 90% người hay lo âu nhiều thường gặp chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ vào ban đêm.

ngủ mơ màng không sâu giấc do stress
Stress, căng thẳng có thể khiến bạn ngủ mơ màng không sâu giấc, thức giấc giữa đêm

8. Bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một loại bệnh tâm thần gây ra tình trạng chán nản, giảm mức năng lượng, thay đổi giấc ngủ, giấc ngủ không sâu… Điều này tác động đến những hoạt động thường ngày như đi làm, đi học. Người bệnh có thể có ý định tự tử khi tình trạng trầm cảm diễn ra nghiêm trọng. Căng thẳng, chấn thương trong quá khứ… có thể dẫn đến trầm cảm, nhưng các bác sĩ sẽ phải mất nhiều thời gian để xác định chính xác và giải quyết nguyên nhân.

9. Thiểu năng tuần hoàn não

Chứng thiểu năng tuần hoàn não làm giảm khả năng cung cấp oxy, dưỡng chất nuôi não và lượng máu lưu thông lên não. Bệnh lý này làm tế bào thần kinh não bị thiếu năng lượng hoạt động, ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của não. Ngủ mơ màng không sâu giấc cũng là hệ quả của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não.

10. Rối loạn tiền đình

Ngủ mê man không sâu giấc, mất ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi vào buổi đêm hoặc về sáng có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Những triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình còn có thể bao gồm tình trạng: thức giấc nhìn thấy mọi vật xung quanh có cảm giác không bình thường, ngồi dậy khó khăn, trở mình thấy lao đao…

11. Bệnh cường giáp

Chứng cường giáp xảy ra làm quá trình trao đổi chất bị rối loạn, kích thích hệ thống thần kinh. Điều này dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, run rẩy, nhịp tim tăng nhanh kèm theo cảm giác lo lắng… Những triệu chứng này tác động không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay tỉnh dậy…

12. Rối loạn cơ xương khớp

Người bị đau cơ xơ hóa, viêm khớp dạng thấp là các đối tượng thường bị mất ngủ, ngủ mơ màng không sâu giấc. Người bị đau cơ xơ hóa thường gặp các triệu chứng khác như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên. Tình trạng này dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ. Mặt khác, giấc ngủ kém chất lượng còn có thể làm gia tăng hormone căng thẳng, khiến tình trạng đau khớp diễn ra nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng giấc ngủ không sâu

Người ngủ không sâu giấc có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình như hay tỉnh giấc một hoặc nhiều lần trong đêm và rất khó để ngủ trở lại. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện vào ban ngày với người phải ngủ ngày do làm việc ca đêm.

Thời gian ngủ không sâu giấc ở mỗi người là khác nhau. Một số người bệnh có thể chỉ thức dậy trong khoảng vài phút rồi sau đó tiếp tục ngủ được ngay, nhưng cũng có một số trường hợp phải mất khá nhiều thời gian để ngủ trở lại. Triệu chứng ngủ mơ màng không sâu giấc còn bao gồm tình trạng ngủ chập chờn, mơ nhiều, nửa tỉnh nửa mê.

Nhiều người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ khó nhận biết được chứng ngủ không sâu giấc. Do người bị ngưng thở khi ngủ thường gặp các lần thở hụt hơi lặp đi lặp lại, khiến giấc ngủ ban đêm gián đoạn; trong khi đó những kích thích hô hấp này thường xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, ở mức độ nhẹ nên rất khó để nhận ra. Người bị ngưng thở khi ngủ đôi khi chỉ nhận ra tình trạng ngủ không sâu giấc khi thấy buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.

đêm ngủ không sâu giấc
Người ngủ không sâu giấc thường tỉnh giấc trong đêm và khó để ngủ lại

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng ngủ không sâu giấc, khó ngủ có thể là vấn đề không đáng lo ngại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Người bệnh cần gặp bác sĩ thăm khám ngay nếu gặp một số dấu hiệu sau:

Ngoài ra, nếu gặp tình trạng ngủ không sâu giấc đi kèm với các vấn đề như trầm cảm, lo âu, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài… người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và đưa ra tư vấn để cải thiện tình hình.

Tác hại của tình trạng ngủ không sâu giấc

Ngủ không sâu giấc có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, gây ra các tác động tiêu cực cho cơ thể. Giấc ngủ sâu là một phần trong quá trình hình thành trí nhớ, thế nên sau những đêm ngủ không sâu giấc kéo dài, ngủ không đủ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu nhạy bén, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin.

Ở cấp độ thể chất, việc ngủ không sâu giấc có thể khiến hệ miễn dịch giảm xuống, lúc này cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Giấc ngủ không sâu cũng có thể thúc đẩy sự tiến triển của các căn bệnh thần kinh như Alzheimer, Parkinson… Tình trạng ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ còn liên quan đến những sự thay đổi về hormone, thúc đẩy sự thèm ăn với các thực phẩm có chứa nhiều calo, góp phần dẫn đến tình trạng kháng insulin, thúc đẩy sự phát triển bệnh tim mạch, đái tháo đường loại 2…

Cách chẩn đoán bệnh ngủ không sâu giấc

Việc chẩn đoán chứng ngủ không sâu giấc nói riêng hay chẩn đoán những vấn đề liên quan đến giấc ngủ nói chung có thể bao gồm một loạt các kỹ thuật, xét nghiệm, chẳng hạn như: điện não đồ (EEG), đo đa ký giấc ngủ, đánh giá giấc ngủ, kiểm tra duy trì sự tỉnh táo, kiểm tra độ trễ khi ngủ nhiều lần (MSLT), chụp CT, chụp MRI não khi cần…

Khi gặp tình trạng ngủ không sâu giấc, người bệnh cần sớm đến chuyên khoa Thần kinh tại bệnh viện uy tín thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đề ra phương hướng chữa trị phù hợp. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 là địa chỉ uy tín được nhiều người dân tin tưởng, lựa chọn đến thăm khám, chẩn đoán, chữa trị hiệu quả các bệnh lý thần kinh, vấn đề về giấc ngủ, bao gồm cả chứng ngủ không sâu giấc.

Bệnh viện quy tụ đội ngũ Chuyên gia, Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm, được trang bị nhiều máy móc tân tiến phục vụ tối ưu cho quá trình chẩn đoán, chữa trị, chẳng hạn như: máy điện não vi tính EEG-1200K, máy đo đa ký giấc ngủ, máy chụp MRI 1,5 - 3 tesla, máy chụp cắt lớp vi tính 1975 lát cắt đồng bộ chính hãng duy nhất tại Việt Nam…

máy ct 1975 chẩn đoán giấc ngủ không sâu
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang ứng dụng máy chụp cắt lớp vi tính 1975 lát cắt đồng bộ chính hãng duy nhất tại Việt Nam

Cách điều trị tình trạng đêm ngủ không sâu giấc

Tùy vào nguyên nhân ngủ không sâu giấc, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để mang đến hiệu quả tối ưu. Chẳng hạn như bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc, áp dụng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ… Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu.

Tìm hiểu thêm: 11 cách ngủ sâu giấc giúp khắc phục ngủ không sâu hiệu quả hơn.

Cách phòng ngừa giấc ngủ không sâu giấc hay tỉnh

Để ngăn ngừa nguy cơ gặp giấc ngủ không sâu, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

không uống rượu bia phòng ngừa ngủ không sâu giấc
Không nên uống rượu bia, đặc biệt là trước giờ ngủ để phòng ngừa nguy cơ ngủ không sâu giấc

Câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến chứng ngủ không sâu giấc gồm có:

1. Ngủ không sâu giấc ở giai đoạn thứ mấy của giấc ngủ?

Như đã đề cập, ngủ sâu là giai đoạn thứ ba trong giấc ngủ Non-REM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh). Khi một người ngủ không sâu giấc tức là giấc ngủ chỉ đang ở giai đoạn 1 và 2 của giấc ngủ Non-REM, không thể đến giai đoạn thứ ba.

Tìm hiểu thêm: 4 giai đoạn của giấc ngủ bạn nên biết để hiểu về sinh lý giấc ngủ.

2. Ngủ không sâu giấc nên ăn gì?

Người có giấc ngủ không sâu nên dùng thực phẩm chứa ít chất béo, nhiều protein và chất xơ. Những thực phẩm giàu Tryptophan như hạt tiêu đen, chuối… có thể hỗ trợ cơ thể sản sinh serotonin - đây là hợp chất quan trọng giúp điều chỉnh giấc ngủ. Mỗi người có thể chủ động bổ sung thêm bộ đôi hoạt chất thiên nhiên từ Blueberry (việt quất), Ginkgo Biloba (bạch quả) để tăng cường thêm dưỡng chất lên não, hỗ trợ điều hòa máu não, cải thiện tình trạng mất ngủ.

3. Ngủ không sâu giấc nên uống gì?

Người ngủ mơ màng không sâu giấc có thể dùng một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà cam thảo, trà hoa oải hương, trà hoa lạc tiên… để giúp cơ thể thư giãn, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trước khi ngủ, bạn có thể uống một tách trà thảo mộc ấm. Tuy nhiên, trong trà có thể chứa caffeine, bạn không nên uống quá nhiều và cần hạn chế uống quá gần giờ đi ngủ (30 - 60 phút trước lúc ngủ).

4. Trẻ ngủ không sâu giấc phải làm sao?

Khi trẻ ngủ không sâu giấc, tốt hơn hết phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gặp bác sĩ thăm khám. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đưa ra hướng xử lý phù hợp, hướng dẫn cách thay đổi lối sống để giúp trẻ có giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tình trạng ngủ không sâu giấc kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ngay khi gặp dấu hiệu ngủ mơ màng không sâu giấc, bạn cần sớm đến bệnh viện uy tín thăm khám.

Link nội dung: https://lichtot.edu.vn/nam-mo-mat-do-a39371.html