Đi tiểu ra máu (đái máu): Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Đi tiểu ra máu (đái ra máu) là gì?

Đi tiểu ra máu, hay còn gọi là đái ra máu là hiện tượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể có lẫn máu hoặc màu hồng nhạt. Độ đậm của nước tiểu sẽ phụ thuộc vào loại tiểu máu mà người bệnh mắc và lượng hồng cầu (máu) bị rò rỉ vào bên trong nước tiểu. Có...

Đọc thêm

Phân loại đi đái ra máu

Đọc thêm

1. Đái máu đại thể

Đái máu đại thể (tiểu máu đại thể) là hiện tượng xảy ra khi số lượng hồng cầu trong nước tiểu đủ để nhìn bằng mắt thường. Nước tiểu của người bị đái máu đại thể có màu hồng nhạt hoặc đỏ, điều này phụ thuộc vào lượng hồng cầu nhiều hay ít. (2)Đôi khi, đái máu đại thể cũng bao gồm những cục máu đông ở nước tiểu. Và nếu để lâu sẽ xảy ra hiện tượng lắng cặn hồng cầu.

Đọc thêm

2. Đái máu vi thể

Đái máu vi thể (Tiểu máu vi thể) là dạng đi tiểu ra máu nhưng số lượng hồng cầu trong nước tiểu khá ít, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thông thường, số lượng hồng cầu trong nước tiểu trên 10.000 hồng cầu/ml là đái máu vi thể. Hồng cầu ở đái máu vi thể có thể tìm thấy dưới ống kính hiển vi. Vì vậy, người bị đái máu vi thể thường không biết mình bị bệnh cho đến khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Đọc thêm

Đái ra máu là bệnh gì?

Đái ra máu là một triệu chứng của hầu hết các bệnh liên quan đến cơ quan trong hệ tiết niệu. Trong đó, bệnh thận và niệu đạo là nhóm bệnh chắc chắn gây ra tình trạng đi tiểu ra máu. Ở một số bệnh lý khác như bàng quang, tiểu ra máu là dấu hiệu lâm sàng của hiện tượng xuất huyết bàng quang.Tiểu ra máu tuy không phải là triệu chứng nguy hiểm, và hầu như những bệnh lý gây ra tiểu máu cũng có thể điều trị nội khoa đơn giản. Nhưng người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên môn ngay khi xuất hiện triệu chứng vì tiểu ra máu kéo dài có thể dẫn đến mất máu. Hơn nữa, tiểu ra máu cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư mà người bị bệnh cần lưu ý.

Đọc thêm

Nguyên nhân đi tiểu ra máu

Đọc thêm

1. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng viêm sưng cấp tính hoặc mạn tính ở bàng quang. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, chiếm hơn 50% trường hợp viêm bàng quang.Bên cạnh những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, viêm bàng quang có thể gây ra chảy máu, được gọi là viêm bàng quang xuất huyết. Điều này là dấu hiệu của viêm bàng quang tiến triển nặng khiến bàng quang phù nề xuất huyết.

Đọc thêm

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng trong bàng quang, thận, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt ở nam giới là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ra máu.Việc nhiễm trùng này là tình trạng viêm sưng do vi khuẩn gây ra khi xâm nhập vào các cơ quan hệ tiết niệu như bàng quang, thận, cầu thận hoặc niệu đạo. Viêm sưng nếu nặng sẽ dẫn đến xuất huyết. Lượng máu này sẽ được đào thải chung với nước tiểu đi ra ngoài. Đây là hiện tượng tiểu ra máu do nhiễm trùng.

Đọc thêm

3. Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu được biết là bên trong cơ quan tiết niệu, phổ biến là bàng quang và thận, xuất hiện những khối khoáng chất cứng. Những khối sỏi này phát triển khi các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc kết tinh và cuối cùng là tạo thành sỏi. (3)Một trong những triệu chứng của sỏi thận là tiểu ra máu. Đây là dấu hiệu lâm sàng khi khối sỏi ma sát với niêm mạc tiết niệu theo dòng nước tiểu. Sự va chạm này gây tổn thương lên niêm mạc làm niêm mạc chảy máu.

Đọc thêm

4. U bướu thận

U bướu thận là các khối u lành tính hoặc ác tính xuất hiện ở thận. Các khối u nếu lành tính sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải lưu ý và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.Bên trong những khối u là...

Đọc thêm

4. Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh tiết niệu ở nam giới, gây ra sự tăng sinh lành tính của mô nền và tế bào niêm mạc tuyến. Nói cách khác, đây là sự phình to của tuyến tiền liệt dẫn đến các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu gấp, bí tiểu.Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tiểu ra máu không phổ biến bằng những triệu chứng kể trên.

Đọc thêm

5. Bệnh thận

Những bệnh lý về thận như viêm cầu thận hoặc viêm thận có thể gây tiểu ra máu ở người bệnh. Đối với viêm cầu thận, tiểu ra máu là hiện tượng do cầu thận suy giảm chức năng lọc máu, làm rò rỉ hồng cầu vào trong nước tiểu.Bệnh viêm thận và viêm bể thận cấp cũng có khả năng dẫn đến tiểu máu do viêm sưng.Những bệnh thận loại cấp tính có thể điều trị đơn giản bằng thuốc hoặc một số trường hợp cũng tự khỏi mà không cần điều trị.

Đọc thêm

6. Vô căn

Tiểu ra máu vô căn là không tìm ra nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm máu lẫn vào bên trong nước tiểu trong quá trình đào thải ra khỏi cơ thể.Đi tiểu ra máu vô căn có thể xảy ra với những thành viên trong gia đình. Những người bị tiểu máu do gia đình có bệnh sử liên quan đến thận kèm triệu chứng tiểu máu, nhưng các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng là âm tính thì có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị.

Đọc thêm

Dấu hiệu triệu chứng đái ra máu

Đi tiểu ra máu là một triệu chứng phổ biến của các bệnh tiết niệu. Triệu chứng chiếm gần 30% dân số trưởng thành của Hoa Kỳ trong năm 2022.Dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất của tiểu ra máu đại thể là nước tiểu màu đỏ hoặc hồng nhạt. Tuy nhiên, việc máu ...

Đọc thêm

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao

Các bệnh lý tiết niệu có thể xảy ra với mọi đối tượng thuộc mọi lứa tuổi. Điều đó cũng có nghĩa là tiểu ra máu, một triệu chứng điển hình của bệnh tiết niệu, có thể xuất hiện với bất kỳ ai. (4)Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng có hồng cầu với một lượng vừa đủ. Vì vậy, khi hệ tiết niệu chịu sự tổn thương hoặc những thay đổi đột ngột cản trở quá trình làm việc của hệ tiết niệu. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiết niệu sẽ có nguy cơ bị tiểu ra máu tương tự.Những yếu tố xấu khiến tăng cao rủi ro bị tiểu máu ở người gồm:

Đọc thêm

Tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Đi tiểu ra máu là không nguy hiểm. Đây một triệu chứng của bệnh lý thuộc hệ tiết niệu. Triệu chứng có thể điều trị dứt điểm khi bệnh tiết niệu của người bệnh được kiểm soát và điều trị.Phần lớn những bệnh tiết niệu gây ra tiểu máu ở dạng cấp tính đều có...

Đọc thêm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh khi phát hiện bị tiểu máu cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên môn ngay lập tức. Đi tiểu ra máu dù không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm, nhưng đây là dấu hiệu của những bệnh lý thuộc về đường tiết niệu. Trường hợp, người bệnh bị viêm cấp tính ở những cơ quan như bàng quang, thận, cầu thận, niệu đạo nhưng không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành mạn tính.Không chỉ thế, việc tiểu ra máu nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây suy giảm sức khỏe của người bệnh đáng kể.Chính vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát triệu chứng để được chẩn đoán bệnh chính xác và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Đọc thêm

Chẩn đoán bệnh tiểu ra máu như thế nào?

Tiểu ra máu chủ yếu thực hiện chẩn đoán trên kết quả xét nghiệm nước tiểu. Dựa vào số lượng hồng cầu bên trong nước tiểu, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe tiết niệu của người bệnh. Ngoài ra, tiểu ra máu còn được chẩn đoán bằng những phương pháp khác như:Kết hợp kết quả xét nghiệm của nước tiểu cùng với những dấu hiệu lâm sàng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiếp tục làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Hoạt động này để tìm ra căn nguyên của triệu chứng tiểu ra máu này và điều trị.Những phương pháp chẩn đoán này bao gồm:

Đọc thêm

Điều trị tiểu ra máu

Vì tiểu ra máu được gây ra bởi những bệnh lý đường tiết niệu, vì vậy để điều trị tiểu máu, người bệnh cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây tiểu máu này. Không có sự khác nhau giữa phác đồ điều trị tiểu máu ở người lớn và trẻ em.Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định dựa trên loại bệnh lý mà người bệnh mắc phải. Nếu người bệnh bị nhiễm trùng thì sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn.Với những người bị tiểu ra máu do sỏi thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý sỏi thận, kết hợp uống thuốc để điều trị. Trong trường hợp kích thước sỏi không quá to, người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài mà không cần phẫu thuật hoặc tán sỏi.

Đọc thêm

Biện pháp phòng ngừa

Các nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng không ảnh hưởng cũng như không làm tăng nguy cơ bị đi tiểu ra máu ở người. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ bị tiểu máu cũng như mắc các bệnh lý tiết niệu khác. (5)Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa tiểu ra m...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!