Theo tín ngưỡng tâm linh của người Việt, Thần Tài là người sẽ mang lại tiền bạc hay của cải đến cho mỗi gia đình, nhất là những gia đình kinh doanh buôn bán. Do vậy vào chiều 30 Tết, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng dâng lên ban Thần Tài. Trong lễ cúng đó không thể thiếu Văn khấn bàn thờ thần Tài ngày 30 Tết để lễ cúng thêm phần trang trọng. Mời các bạn tham khảo bài viết của Hoatieu.vn.
Việc cúng lễ Thần tài, thổ địa ngày 30 Tết là nghi thức không thể thiếu trong lễ cúng xin vía tài lộc, may mắn. Bởi theo tín ngưỡng xưa, Thần Tài là vị thần sẽ mang lại tài lộc, may mắn, của cả đến cho gia đình, đặc biệt với những gia đình làm ăn buôn bán; còn Thổ địa phù hộ độ trì, bảo vệ cho nơi ở của gia đình an toàn, tránh tà vật, sự xui xẻo. Dù lễ vật cúng Thần tài, Thổ địa không cần quá cầu kỳ, mà cần sự thành tâm, tín lễ, tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm để làm lễ cúng Thần tài, Thổ địa ngày 30 Tết chu toàn, chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết để chuẩn bị lễ vật cúng tất niên ban Thần Tài, ban Thổ công chiều 30 Tết, tìm hiểu văn khấn Thần tài ngày 30 Tết chuẩn nhất nhé.
1. Ý nghĩa hình tượng Thần Tài - Thổ Công
Theo quan niệm dân gian truyền từ xa xưa, hình tượng Thần Tài, Thổ công (ông Địa) gần như luôn được thờ phụng chung với nhau, nhưng thực chất mỗi vị lại đại diện cho 5 vị thần:
- Hình tượng Thần Tài đại diện chung cho 5 vị gồm:
+ Hắc Thần Tài
+ Thanh Thần Tài
+ Bạch Thần Tài
+ Xích Thần Tài
+ Hoàng Thần Tài
=> Trong đó Hoàng Thần Tài là vị có vai trò quan trọng và chủ chốt. Thần Tài được người Việt biết đến với hình tượng một vị thần đội mũ mão, trang phục trang nghiêm chỉnh tề trên tay cầm cục vàng thỏi lớn - kim ngân lượng. Thần tài là biểu tượng mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc, sự vinh hiển, phú quý, và những thuận lợi trong việc làm ăn kinh doanh.
- Hình tượng Ông Địa cũng đại diện cho 5 ông:
+ Đông phương Thanh Đế
+ Tây phương Bạch Đế
+ Nam phương Xích Đế
+ Bắc phương Hắc Đế
+ Trung ương Huỳnh Đế
=> Thổ Địa có ấn tượng với hình ảnh một vị thần bụng phệ, tướng người tròn phốp pháp, để ngực trần, trên đầu thường quấn khăn, tay cầm quạt mang dáng vẻ về sự an yên, bình thản, hạnh phúc. Nhà nhà thờ Thổ địa với ước muốn được bảo vệ, che chở, bảo hộ cho những người sinh sống và làm việc tại nơi được thờ cúng.
=> Với ý nghĩa trên, việc thờ cúng Thần tài, Thổ công có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Trong ngày cuối năm 2024, chuẩn bị đón năm mới, gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm lễ vật cúng tất niên ban Thần tài, Thổ công tươm tất, chu đáo nhất.
2. Lễ vật cúng tất niên ban Thần Tài chiều 30 Tết
Lễ vật cúng tất niên Thần Tài chuẩn thường bao gồm các món đồ sau:
- Một bộ tiền vàng mã ông Thần Tài.
- Một ít tiền lẻ.
- Một mâm ngũ quả hoặc một đĩa hoa quả (tùy chọn).
- Một đĩa bánh kẹo.
- Một đĩa gạo, một đĩa muối.
- Một lọ hoa tươi.
- Chén rượu, chén nước sạch.
- Trầu, cau.
- Nến cốc (hoặc đèn cầy), nhang thơm.
- Bộ tam sên: Thịt heo luộc để cả miếng, 3 con tôm, 3 miếng thịt (có thể thay đổi tùy theo văn hóa vùng miền).
Các bạn nên sắm lễ vật cúng Thần Tài đơn giản, không cần chuẩn bị cầu kỳ để tránh gây lãng phí, chỉ cần bạn thành tâm gửi đến các vị thần linh là được. Ngoài ra, nếu bạn có điều kiện và thời gian thì có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay để cúng ông Thần Tài và ông Thổ Địa nhé.
3. Thời gian cúng Thần tài ngày 30 Tết
Một số chuyên gia phong thủy cho rằng nên thắp hương Thần tài vào những ngày thường vào buổi sáng lúc 7 - 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất. Trước khi cúng Thần Tài nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận.
Còn trong ngày 30 Tết, gia chủ có thể cúng Thần Tài trong khung giờ:
- Giờ Tỵ từ 9h-11h
- Giờ Thân từ 15h-17h.
4. Văn khấn tất niên Thần Tài thổ địa
5. Bài văn khấn Thần Tài cuối năm
Mẫu bài văn khấn thần tài 30 Tết, văn khấn thần tài tất niên này có ví dụ cụ thể cho các bạn có công ty, cửa hàng, xin khấn thần tài để gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, công ty, cửa hàng ngày càng phát triển.
6. Văn khấn bàn thờ thần Tài ngày 30 Tết
7. Văn khấn Giao Thừa ban Thần Tài
8. Lưu ý khi làm lễ cúng ông Thần Tài tất niên
Nên đặt bàn thờ thần tài ở đâu? Bàn thờ Thần Tài đặt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, đặt ở dưới đất, gần cửa và tránh các lối đi lại. Không quay bàn thờ thần Tài về hướng Đông bắc, hướng Tây Nam. Bởi theo phong thủy đây là hướng không tốt, cần kiêng kị.
Khi làm lễ cúng ông Thần Tài vào ngày cuối năm, để buổi lễ được suôn sẻ và thuận lợi thì các bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Khi làm lễ cúng tất niên ông Thần Tài, các bạn cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, tắm rửa sạch sẽ và thành tâm nghiêm túc khi khấn bài cúng tất niên ban Thần Tài.
- Không để vật nuôi trong nhà làm động đến bàn thờ Thần Tài.
- Trước khi cúng Thần Tài vào ngày tất niên, các bạn cần lau dọn bàn thờ sạch sẽ, lấy khăn sạch thấm nước lau Thần Tài, hoặc tắm cho tượng Thần tài bằng nước lá bưởi hoặc nước pha rượu.
- Sau khi cúng tất niên Thần tài xong, các bạn nên cất gạo và muối đi để dùng. Nếu để rơi vãi gạo và muối ra ngoài thì bạn sẽ bị mất lộc.
- Đồ cúng Thần Tài khác thì bạn nên chia cho người trong nhà thụ lộc, không nên chia cho người ngoài để tránh mất lộc hay bị chia sẻ lộc nhé.
- Vàng mã thì các bạn nên đốt ngoài cửa nhà, cửa quán. Còn phần rượu và nước thì bạn nên đứng từ bên ngoài hất vào nhà, việc làm này tượng trưng cho việc thu hút lộc vào nhà.
- Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ: Không để trường hợp hoa cúng hoặc trái cây bị hư hỏng, héo úa trên bàn thờ. Bởi người xưa luôn tin rằng điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng và sự linh thiêng của không gian thờ cúng.
Trên đây là các mẫu Văn khấn bàn thờ thần Tài ngày 30 Tết. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài có đốt không?