Khi thực hành bói bài Tarot, một vấn đề bạn sẽ gặp gỡ chính là làm sao để đọc hay hiểu những thông điệp của các lá bài ngược. Hãy cùng thientue.vn tìm hiểu phương pháp luận giải nghĩa ngược trong Tarot qua bài viết này nhé.
Phương Pháp Truyền Thống
Hầu hết các sách hướng dẫn đều dựa trên các lý thuyết lớn về Tarot của Mather, Waite, Etteilla, Crowley, Case… Nên việc dựa vào ý nghĩa truyền thống của lá bài là cần thiết để luận giải với lá bài ngược. Thí dụ, với lá The Fool có ý nghĩa chung về sự khởi đầu; thơ ng-y nhưng theo các trường phái thì lại có sự khác nhau. Thí dụ như theo Waite, nó là sự điên rồ, hành động bất cẩn và nghĩa ngược của nó là sự bất cẩn, vắng mặt, sự sắp xếp tùy tiện. Sự thờ ơ lãnh đạm, thói kiêu căng. Theo Mather strong The Tarot, nghĩa xuôi là sự ngốc nghếch; trả giá, thiếu quyết đoán, và nghĩa ngược là sự bất ổn; phiền phức phát sinh phía sau.
Qua hai thí dụ trên, nghĩa ngược truyền thống đôi khi không được thể hiện quá nhiều trong hình ảnh của lá bài ở mặt xuôi. Và điều này có thể khiến người sử dụng rối trí. Và để sử dụng phương pháp dựa trên ý nghĩa truyền thống thì bạn cần nắm vững ý nghĩa trong sách đi kèm theo bộ bài. Và phương pháp sử dụng ý nghĩa truyền thống sẽ là bước khởi đầu để bạn có thể nắm bắt được các phương pháp tiếp theo.
Ở hướng truyền thống, chúng ta sẽ có vài cách ứng dụng như sau:
1.1. Nghĩa ngược đối lập với nghĩa xuôi:
Đ-y là một trong số những cách ứng dụng đơn giản, và dễ hiểu dành cho người mới sử dụng. Ở đ-y, nghĩa ngược mang tính chất đối lập với nghĩa xuôi.
Thí dụ, với lá The Star chúng ta có nghĩa xuôi theo Waite là : tổn thất; bị đánh cắp, thiếu thốn, từ bỏ; một cách giải nghĩa khác là hi vọng, sự hứa hẹn, viễn cảnh rực rỡ. Nhưng nghĩa ngược lại là sự kiêu căng, ngạo mạn, bất lực. Khi ph-n tích sự đối lập giữa nghĩa xuôi và nghĩa ngược. Lá bài khi xuất hiện ở vị trí xuôi ám chỉ đến sự tổn thất mất mát song vẫn kèm theo đó những hi vọng giúp người được xem bài có thể vượt qua khó khăn, thêm sức chịu đựng. Nhưng khi ở vị trí ngược, thì chính sự kiêu căng ngạo mạn đã khiến người mắc kẹt trong khó khăn bỏ qua hi vọng thoát, để rồi chỉ còn lại sự bất lực.
Tương tự, chúng ta có thể đọc qua ý nghĩa lá này theo Crowley để có cái nhìn toàn cục, The Star – hy vọng. Sự giúp đỡ bất ngờ. Tầm nhìn trở nên rõ ràng. Sự thấu hiểu t-m linh/t-m hồn. Ý xấu: Đánh giá sai. Sự mơ mộng. Sự thất vọng.
1.2. Nghĩa Ngược Phủ Định Nghĩa Xuôi:
Ở cách thức này, nghĩa ngược của lá bài sẽ phủ định ý nghĩa xuôi. Thí dụ ở lá The Last Judgment, theo Waite nghĩa xuôi của nó là: Sự thay đổi quan điểm. Sự đổi mới, tái sinh. Nhưng ở nghĩa ngược thì lại mang tính chất phủ định là sự nhu nhược hèn nhát, sự tùy tiện. Ở đ-y, chúng ta có thể thấy ở nghĩa xuôi mang theo tính chất của sự thức tỉnh, tái sinh khi vượt qua thử thách. Thì nghĩa ngược lại ám chỉ đến việc chưa sẵn sàng hành động trước thử thách.
Trong các bộ bài không sử dụng nghĩa ngược một cách rõ ràng, thì lại kết hợp với việc đính kèm ý nghĩa xấu vào. Thí dụ, ở lá ba gậy trong bộ Thoth của Crowley, chúng ta có thể thấy: Đức hạnh – Tạo lập sức mạnh. Thành công sau những nỗ lực đấu tranh lớn. Kiêu hãnh và ngạo mạn. Nhận ra cơ may, niềm hy vọng. Sự thanh cao, cao quý. Ý xấu: Tự cao tự đại. Và ở nghĩa tiêu cực này, sự tự cao tự đại có thể khiến cho tất cả thành quả được x-y dựng bị hủy hoại. Và khi chúng ta chỉ sử dụng bài xuôi, ý nghĩa tiêu cực đi kèm theo lá bài có thể là lời khuyên hay hướng dẫn giúp chúng ta tránh những khó khăn có thể gặp.
Phương Pháp Năng Lượng
Thuyết năng lượng quan niệm trong vạn vật đều có tiềm tàng một nguồn năng lượng. Và cỗ Tarot được xem như ở mức năng lượng 0. Vì thế, nó có thể dễ dàng tiếp nhận nguồn năng lượng tinh thần của người xem và phản ánh thông qua những lá bài được rút ra. Ở đ-y, chúng ta sẽ liên kết các nhóm bài với các nguồn năng lượng trong đời sống và bên trong con người.
Đầu tiên, các lá ẩn chính đại diện cho nguồn năng lượng tinh thần, mang tính chất định hướng. Tùy thuộc vào từng lá bài mà nguồn năng lượng được thể hiện khác nhau. Thí dụ như lá Tower thể hiện nguồn năng lượng mãnh liệt, dữ dội song lá Moon lại thể hiện nguồn năng lượng chậm rãi, nhưng bền bỉ. Sau đó, trong bộ ẩn phụ thì mỗi bộ lại đại diện cho một nguyên tố, một nguồn năng lượng trong cuộc sống và chúng là những nguồn năng lượng không hướng. Bộ gậy đại diện cho lửa, nguồn năng lượng nguyên thủy của sự sáng tạo, mang tính chất bùng nổ nhưng không bền bỉ, và nó thường đại diện cho những ý tưởng; tư tưởng hay sự xung đột trong cuộc sống.
Bộ Cúp đại diện cho nước, nguồn năng lượng mang tính chất nuôi dưỡng, thuộc về cảm xúc hướng nội, tốc độ chậm rãi nhưng dai dẳng. Nó thường thể hiện trong cuộc sống qua tình cảm, yêu thương, cảm xúc, sự cảm thông. Bộ Gươm đại diện cho khí, nguồn năng lượng đại diện cho sự phá hủy những cái cũ để tạo dựng cái mới, trong cuộc sống thường thể hiện qua suy nghĩ, thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói. Bộ Tiền đại diện cho đất, nguồn năng lượng định hình kết cấu nên vật chất, thường đại diện cho cơ thể, tiền bạc, tài chính, sự chiếm hữu trong cuộc sống.
Và khi các lá bài ngược xuất hiện, thì thường là sự báo hiệu cho nguồn năng lượng bị khóa, sự tăng giảm, hay sự mất kiểm soát. Nhưng các lá chính ngược thường ám chỉ đến các rắc rối thực tại ảnh hưởng đến tinh thần. Các lá gậy ngược ám chỉ để sự xung đột, thiếu sáng tạo cũng như không sẵn sàng dấn th-n. Các lá cúp ngược thường chỉ những cảm xúc nguyên thủy, những cảm xúc tiêu cực, hay thiếu sự kết nối và cảm thông. Các lá gươm ngược lại thể hiện những phiền não, rắc rối trong thông tin giao tiếp. Và sau cùng, các lá tiền ngược thường thể hiện khó khăn trong tiền bạc, sự ảnh hưởng lên cơ thể, hay việc chiếm hữu quá mức.
Ở phương pháp này, chúng ta có một vài cách ứng dụng như sau:
2.1. Năng Lượng Bị Khóa:
Phương pháp ứng dụng này được đề cập đến đến trong cuốn -The Complete Book of Tarot Reversals” của Mary K.Greer. Và theo đó, khi lá bài ngược xuất hiện thì nguồn năng lượng của lá bài xuôi có thể bị khóa hay bị chậm lại vì các lý do khác nhau. Việc bị khóa này có thể biểu qua việc bị cản trở hạn chế do yếu tố bên ngoài, hay sự chần chừ, thiếu quyết đoán do yếu tố bên trong là nỗi sợ hãi thay đổi, hay ngại bước ra khỏi vùng an toàn. Thí dụ như lá 8 gậy thể hiện sự dứt khoát nhanh lẹ ở nghĩa xuôi. Nhưng ở nghĩa ngược lại thể hiện chướng ngại, sự chần chừ, bị cản trở hay rắc rối giữa chừng. Hay như ở lá 6 gậy ngược, thì việc tự mãn kiêu ngạo sẽ ảnh hưởng đến thành công, thậm chí tự tạo thêm những kẻ thù khác.
2.2. Năng lượng của lá bài tăng giảm:
Ở phương pháp này, năng lượng của các lá bài sẽ chịu sự tác động của các lá bài xung quanh. Thí dụ như ở lá 10 gươm, ở vị trí ngược nhưng đi cùng với các lá bài tích cực như The Lover, The Sun, hay The World thì nó diễn tả về việc những đau khổ đang dần được chữa lành bởi những nguồn năng lượng bên trong lẫn ngoài, giai đoạn khó khăn sắp vượt qua và các vết thương được hàn gắn. Tuy nhiên, ở vị trí ngược của 10 gươm nhưng lại đi kèm với lá The Moon, Death, The Hanged Man thì nguồn năng lượng tiêu cực vẫn sẽ tăng lên và nỗi đau sẽ còn dai dẳng, kéo dài.
2.3. Năng Lượng Mất C-n Bằng:
Ở phương pháp này, khi lá bài xuôi xuất hiện thì ám chỉ đến nguồn năng lượng đang được c-n bằng. Tuy nhiên, lá bài ngược lại ám chỉ đến việc mất c-n bằng, không thể kiểm soát được. Thí dụ như ở lá Temperance, ở lá xuôi diễn tả sự c-n bằng, dung hòa các vấn đề tinh thần và vật chất cùng nhau. Nhưng ở lá ngược lại ám chỉ đến việc mất c-n bằng, không thể kiểm soát được các nguồn năng lượng dẫn đến việc dung hòa không thành công. Hay như ở Justice, lá xuôi là công lý, ph-n minh, nguồn năng được điều tiết một cách rõ ràng thì lá ngược lại là sự bất công, thiếu ph-n minh do nguồn năng lượng chịu sự tác động từ bên ngoài khiến các vấn đề trở nên rối bời.
Phương Pháp Hành Trình Chàng Khờ
Ở phương pháp hành trình chàng khờ, mỗi lá bài đều là một bài học, mỗi quá trình phải trải qua của sự trưởng thành. Và những lá bài xuôi đại diện cho sự tiếp nhận bài học đồng thời có thể thực hành trong cuộc sống. Nhưng những lá ngược lại ám chỉ đến những bài học còn đang dang dở, gặp sự cản trở từ bên ngoài, hay chướng ngại bên trong.
Với bộ ẩn chính, thì từ lá số I đến lá số X là con đường học tập những bài học tinh thần và ý nghĩa của cuộc sống dành cho chàng khờ. Từ lá XI đến lá XXI là quá trình vận dụng những bài học để biến đổi tinh thần, thay đổi bản th-n hướng đến sự hoàn thiên. Với các lá số, thì mỗi lá là những trải nghiệm trong cuộc sống để chàng khờ có thể lĩnh hội những bài học của bản th-n, đồng thời giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Với các lá mặt, khi chàng khờ học được hai bài học đầu tiên từ Pháp Sư và Nữ Tu thì sẽ bắt đầu phát triển thành Tiểu Đồng, hai bài học tiếp nối từ Hoàng Hậu và Hoàng Đế thì bắt đầu phát triển thành Kị Sĩ, hai bài học nữa sẽ trở Hậu và hai bài học nữa sẽ trở thành Vua. Sự trưởng thành trong tính cách sẽ tùy thuộc vào việc trải nghiệm và hiểu ra những bài học của người thầy đời sống.
Và như thế, với phương pháp này chúng ta có vài cách ứng dụng như sau:
3.1. Bài Học Chưa Hoàn Thành:
Phương pháp này được đề xuất bởi Paul Fenton-Smith, trong cuốn -Mastering the Tarot”. Nguyên lý của phương thức này chính là chàng khờ - tượng trưng cho chúng ta vẫn chưa hoàn thành ở lá phía trước, có thể là vẫn chưa học xong bài học cần học hay là thấu hiểu triệt để. Nên lá ngược xuất hiện như một lời nhắc nhở cần hoàn thiện trước khi bước qua những bước mới.
Trong bộ ẩn chính, khi lá Magician ngược sẽ quay lại với lá The Fool, và lá The Fool ngược sẽ quay lại với lá The World. Trong bộ ẩn phụ, các lá số thì lá Ace ngược quay lại lá số mười. Riêng các lá mặt, chúng tôi đề xuất là Vua sẽ quay về Hậu, Hậu quay về Kị Sĩ, và Kị Sĩ quay về Tiểu Đồng. Cuối cùng, Tiểu Đồng ngược quay trở lại với Chàng Khờ. Khác một phần so với Paul Fenton-Smith, khi ông lại đề xuất King quay lại Knight và Queen quay lại với Page.
Thí dụ như lá Death ngược, thì quay lại sẽ lá The Hanged Man xuôi. Lá bài ám chỉ về sự chấp nhận; hi sinh, cứu chuộc. Hàm ý là chúng ta cần hiểu được hết ý nghĩa của sự hi sinh vì người khác trước khi chuyển đổi hoặc kết thúc. Hay ở lá Queen Of Wands ngược quay trở lại lá Knight Of Wands thì bài học chúng ta cần hoàn thành là việc kiên trì để phát triển, và sự ổn định trong cảm xúc, không còn chịu sự chi phối của những cơn lũ cảm xúc nữa, thoát ra khỏi sự bất đồng non trẻ để trở nên tĩnh tại hơn.
Và khi chúng ta hoàn thành bài học của mình với các lá Tarot, chính là lúc chúng ta sẽ trở nên hoàn thiện và sẵn sàng cho những cuộc hành trình mới.
3.2. Tấm Gương:
Ở phương pháp này, các lá bài Tarot được xem như những tấm gương để soi chiếu bản th-n. Ở đ-y, chúng ta sẽ nhìn thấy nội t-m bên trong, thấy được con người của mình qua sự phản chiếu. Ở phương pháp này, có sự liên quan mật thiết đến lý thuyết t-m lý của Jung về vô thức chung. Nghĩa là trong các lá bài sẽ hàm chứa những cổ mẫu; hình ảnh của loài người cổ sơ như cha mẹ, trai gái, pháp sư, phù thủy, tiên tri, người thông thái, anh hùng, kẻ ngốc… Và mỗi cổ mẫu là một sự gợi mở để giải phóng những nguồn năng lượng tinh thần bị dồn nén bên trong của chúng ta.
Thí dụ, như hình ảnh chàng khờ thể hiện hình ảnh khởi đầu của một anh hùng đang được mời gọi vào chuyến hành trình khám phá những miền bí ẩn. Nhưng ngược lại, nó lại ám chỉ đến những kẻ điên rồ làm những chuyện phóng túng không hề nghĩ đến hậu quả. Hay như lá Ác Quỷ ám chỉ đến mặt tối, cái bóng của chúng ta và lời nhắc chính là hãy đối mặt với nó. Song ở lá bài ngược, là bản th-n chúng ta đang bị nhấn chìm trong những cám dỗ, hay chịu sự chi phối vô thức từ mặt tối của bản th-n. Với những động lực mang tính hủy diệt để đạt đến tham vọng.
Hoặc là như ở lá 5 gậy, nó thể hiện sự đấu tranh. Nhưng nếu ở chiều xuôi thì là cuộc đấu tranh với các yếu tố bên ngoài, song ở chiều ngược là cuộc đấu tranh với chính bản th-n, với những chướng ngại nội t-m bên trong.