Chúng ta vẫn thường nghe nói về luật nh-n quả, gieo nh-n nào thì gặt quả nấy. Những gì ta gặp phải ngày hôm nay là quả báo từ những việc mà ta đã g-y ra trước đó, có thể là ở kiếp này hoặc nhiều kiếp trước. Nghiệp lực của mỗi người mỗi khác, tương ứng với những điều mà người người ấy phải gánh chịu. Nếu nghiệp lực quá nặng, ta sống tốt hành thiện tích đức chỉ có thể giảm đi phần nào nghiệp lực, không thể xóa hết hoàn toàn.
Vì sao bạn thường xuyên gặp xui xẻo
Có phải đã không ít lần bạn oán than trời đất rằng sao tôi lại khổ thế này, cho dù bạn đã cố gắng sống thiện lương, đối xử tốt với mọi người, tránh xa mọi thói xấu của cuộc đời? Vận may cứ thế phớt lờ mọi nỗ lực của bạn, và xui xẻo như một người bạn đồng hành cho dù không được chào đón. Nếu quả thực như vậy thì có thể bạn đang phải trả giá cho những gì mình phạm phải.
Đó có thể coi là hình phạt của luật nh-n quả, nhưng vì sao lại như vậy? Vì bạn đã mắc tội ở ngay kiếp này hoặc ở những kiếp trước. Tội đã mắc là những gì? Có thể là rất nhiều tội khác nhau nhưng sau đ-y là những tội lỗi nặng nề và phổ biến:
- Cướp của giết người.
- Diệt chủng người và súc vật.
- Hủy hoại môi trường tự nhiên.
- Phá đình chùa đền miếu do chủ t-m.
- Đập bát hương.
- Lấy cắp đồ thờ, tiền lễ.
- Phỉ báng Trời, Phật, Thần, Thánh.
- Tham ô, tham nhũng.
- Bất hiếu với cha mẹ.
- Trộm cắp của người khác.
- Lấy của công làm của tư.
- Gian lận trong nghề nghiệp. Tham lam ích kỷ.
- Đánh đập, hành hạ, bóc lột, áp bức người khác...
Bạn đã phạm những tội trên tức là bạn đã sinh ra những nghiệp chướng. Đó là món nợ mà bạn phải trả, không trả ở kiếp này thì ở kiếp khác, mà phải trả đủ. Đó là luật vũ trụ, không ai cưỡng lại được.
Luật nh-n quả tồn tại, sự báo ứng luôn tồn tại. Một khi ta đã biết đó là nghiệp quá khứ thì chớ nên nản lòng mà thay vào đó là kiên quyết vượt qua mọi trở ngại khó khăn. Cách trả nghiệp cũng không hề đơn giản, chúng ta đừng nên nghĩ tu là mọi nghiệp xấu sẽ sạch hết, mọi chuyện đều được như ý muốn. Thí dụ: một người mà kiếp trước đã phạm tội cướp của giết người, giết tới 3 người, thì sẽ phải trả nghiệp tới 2-3 kiếp sau mới xong!
Có thể hóa giải được hình phạt trả nghiệp được không?
Ngoài cách trả nghiệp là đón nhận nó ở hiện tại thì có thể tìm cách nào hóa giải được không? Được, nhưng không được xóa tội. Sinh nghiệp thì phải trả nghiệp. Bạn chỉ có thể xin khất trả nghiệp mà thôi. Giống như bạn có một món nợ và xin chủ nợ trả vào lúc khác vậy. Tức là xin không trả ở kiếp này mà xin sẽ trả ở những kiếp sau.
Phải làm gì sau khi được khất trả nghiệp? Hơn ai hết kể từ nay bạn phải sống thiện để tích Đức. Đức tăng thì nghiệp giảm. Đến hết thời hạn khất thì có khi nghiệp đã hết, không cần phải trả nữa. Đó là cái hay của khất trả nghiệp.
Nhưng khất trả nghiệp sẽ khiến tình hình càng tệ hơn nếu bạn lại phạm tội, khi đó linh hồn bạn sẽ lại bị kéo vào ngục ngay, và bạn lại bắt đầu một cuộc đời khốn khổ. Khi chết, linh hồn bạn sẽ vào ngục s-u hơn. Vì thế, cẩn thận với cả việc khất trả Nghiệp mà ngày nay hay gọi là di cung hoán số.
Con người sinh ra ở đời là để học hỏi những kinh nghiệm để tiến hóa. Không có cách trả nghiệp nào thực sự cụ thể cả, vì thế, hãy cứ xem mỗi kiếp sinh ra là một lớp học. Ta có thể chọn học một hoặc nhiều môn, nhưng bài học phải được hiểu và học cho xong thì mới được lên lớp (lên các cõi cao hơn như cõi trời để học tiếp). Nếu học không xong thì sẽ bị ở lại (cõi người) hoặc bị giáng cấp (cõi atula, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục).
- Ta lấy vợ lấy chồng không phải để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá cô đơn, mà là để học sự thương yêu và sống chung hòa hợp.
- Ta sinh con đẻ cái không phải để nhờ vả khi về già, mà là để chính ta tập học làm cha làm mẹ, tập thương yêu dạy dỗ giúp đỡ con cái.
- Ta làm vua hay tổng thống một nước không phải để ăn trên ngồi trốc, bóc lột của d-n, mà là để học thương d-n trị nước.
- Ta làm bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ không phải để có nhiều tiền hay danh vọng, mà là để học cách giúp đỡ thương yêu bệnh nh-n.
Chính vì vậy mà chúng ta phải tu ngay từ b-y giờ để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc. Tu là sửa, sửa xấu thành tốt, sửa sai thành đúng, sửa mê thành ngộ…
Còn oán duyên người kết phải tự mình dùng thiện duyên để giải. Tìm đến cửa Phật chỉ là tìm đến chỗ dựa và đạo lý, chỉ đường mà thôi, Phật không giải được oán thù, chỉ bày cách tốt để hóa giải hận thù mà thôi. Người mà t-m tà tư niệm, muốn tiêu tai giải nạn nhưng vẫn làm việc sai trái thì dù đọc bao nhiêu kinh, bái bao nhiêu Phật cũng không thể thoát được.