Chắc hẳn ai là người trưởng thành đều ít nhất một lần nghe đến cụm từ Tứ hành xung. Khái niệm này được rất nhiều người cho là kim chỉ nam để lựa chọn các mối quan hệ, cả trong hợp tác làm ăn lẫn yêu đương vợ chồng. Nhưng hiểu sao cho đúng về quan niệm Tứ hành xung này cũng là việc đúng đắn nên tìm tòi, vì có thể hai người thuộc nhóm Tứ hành xung nhưng mọi chuyện không tệ đến mức mọi thứ đều xung khắc đổ bể.
Tại sao có quan niệm Tứ hành xung?
12 con giáp được lập ra dựa theo các con vật gần gũi với nhà nông, có tập quán sinh hoạt tương ứng với các giờ trong ngày, từ đó đặt ra địa chi.
Các con vật thuộc một nhóm được cho là khắc nhau (ví dụ như Dần, Th-n, Tỵ, Hợi tức Hổ, Khỉ, Rắn, Lợn), hay ăn thịt hoặc làm hại nhau, từ đó quy ra những người sinh vào những năm đó cũng sẽ không hợp nhau, khắc khẩu hoặc áp chế nhau về nhiều phương diện trong cuộc sống.
Tứ hành xung là gì?
Trong Can Chi, theo nghĩa đen "Tứ" là 4, "hành xung" là xung khắc với nhau. Tức là 4 con giáp có mối quan hệ xung khắc nhau trong 1 nhóm.
Trong nhóm này sẽ có sự xung khắc, trái ngược về tính tình, khắc khẩu, quan điểm sống, phong cách sống, vận mệnh ngũ hành...
Trong số 12 con giáp, có 3 nhóm con giáp xung khắc với nhau, mỗi nhóm gồm có 4 con giáp như sau:
- Nhóm 1 gồm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu
- Nhóm 2 gồm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
- Nhóm 3 gồm: Dần, Th-n, Tỵ, Hợi
Tuy nhiên, cục diện này chỉ xung theo cặp, tức trong cùng 1 nhóm thì không phải tất cả các tuổi đều xung khắc với nhau.
Ví dụ: Nhóm Tý Ngọ Mão Dậu, cặp Tý Ngọ xung khắc với nhau, cặp Mão Dậu xung khắc với nhau, nhưng Tý Dậu lại không xung khắc với nhau...
Bảng tra Quan hệ Tương xung theo nhóm:
Nhóm xung khắc Cặp xung khắc Tý - Ngọ - Mão - Dậu Tý - Ngọ; Mão - Dậu Thìn - Tuất - Sửu - Mùi Thìn - Tuất; Sửu - Mùi Dần - Th-n - Tị - Hợi Dần - Th-n; Tị - HợiĐa số người Việt đều hiểu rằng, tất cả những con giáp thuộc cục diện này đều xung khắc với nhau. Nhưng thực tế thì đ-y là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Không phải cứ Dần Th-n Tỵ Hợi thì người tuổi Dần sẽ khắc với người tuổi Hợi mà ngược lại, Dần Hợi còn Nhị hợp nữa.
Theo quan niệm -m dương ngũ hành, ta có quy ước ngũ hành ứng với 12 chi như sau:
- Tý – Hợi thuộc hành Thủy
- Sửu – Thìn – Mùi – Tuất thuộc hành Thổ
- Dần – Mão thuộc hành Mộc
- Tỵ - Ngọ thuộc hành Hỏa
- Th-n – Dậu thuộc hành Kim
Trong 3 nhóm xung khắc, vẫn tồn tại các cặp con giáp Nhị hợp. Các con giáp trong Tứ hành xung chỉ xung khắc theo cặp, tạo thành Lục xung.
- Tý – Ngọ tương xung.
- Mão – Dậu tương xung.
- Dần – Th-n tương xung.
- Tỵ - Hợi tương xung.
- Thìn – Tuất tương xung.
- Sửu – Mùi tương xung
Trong thuyết ngũ hành tương khắc thì Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy lại khắc Hỏa.
Các cặp xung khắc này được tính theo nguyên tắc Ngũ hành, tức là Hợi Thủy và Tỵ Hỏa xung khắc, Dần Mộc và Th-n Kim xung khắc. Còn Dần Mộc lại được Hợi Thủy dưỡng, không có gì xung khắc.
Sự xung khắc giữa các con giáp không đơn giản xác định dựa vào địa chi mà còn bị chi phối bởi thiên can, tức chịu sự ảnh hưởng của mệnh nữa. Không phải người tuổi Tỵ nào cũng khắc với người tuổi Hợi.
Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã sử dụng hệ can chi gồm có 12 địa chi (hay 12 con giáp) và 10 thiên can. Mỗi can chi lại thuộc các hành riêng trong ngũ hành. 12 thiên can cũng được chia thành các yếu tố ngũ hành như sau:
- Giáp, Ất thuộc hành Mộc.
- Bính Đinh thuộc hành Hỏa.
- Mậu Kỷ thuộc hành Thổ.
- Canh T-n thuộc hành Kim.
- Nh-m Quý thuộc hành Thủy.
Về tính chất -m dương, 12 thiên can và 10 địa chi cũng được chia thành 2 nhóm -m và dương.
- Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Th-n, Tuất thuộc Dương.
- Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc Âm.
- Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nh-m thuộc Dương.
- Ất, Đinh, Kỷ, T-n, Quý là Âm.
Lục Thập Hoa Giáp được tạo nên căn cứ vào nguyên tắc can dương ghép với chi dương, can -m ghép với chi -m, từ đó có 60 năm ứng với 60 hoa giáp. Khi kết hợp thiên can và địa chi với nhau tạo thành một năm thì năm đó sẽ có hành khác với cả can và chi, hay còn gọi là nạp -m Lục Thập Hoa Giáp.
Hai con giáp sẽ chỉ thực sự xung khắc với nhau nếu mệnh tương khắc. Chẳng hạn, ta có Tỵ và Hợi tương xung, nhưng tuổi Kỷ Tỵ lại là nạp m Mộc, không xung khắc với Kỷ Hợi nạp m Mộc hay Quý Hợi nạp m Thủy. Kỷ Tỵ và Kỷ Hợi là tương hòa vì cùng là m Mộc, còn Kỷ Tỵ với Quý Hợi là tương sinh bởi Mộc của Kỷ Tỵ sẽ được Thủy của Quý Hợi dưỡng.
Thực ra việc tương hợp hay xung khắc giữa người với người dựa trên rất nhiều yếu tố. Phải xét trên nhiều phương diện để đưa ra phán đoán chính xác. Không có chuyện cứ thuộc nhóm tứ hành xung là vạn sự sẽ trắc trở. Trong cuộc sống gia đình cũng như các mối quan hệ trong xã hội, dù hợp hay xung thì cũng nên nhường nhịn và thông cảm cho nhau, có thể mới có được cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.